Tiền điện tử là gì?

Đăng: September 5, 2022
VTV-Hyundai...

Tiền điện tử còn được gọi là tiền kỹ thuật số là một đơn vị tiền tệ hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử và được lưu giữ trên Internet, hệ thống máy tính, smartphone và các thẻ thanh toán điện tử.


Tiền điện tử là gì

Tiền điện tử còn được gọi là tiền kỹ thuật số là một đơn vị tiền tệ hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử và được lưu giữ trên Internet, hệ thống máy tính, smartphone và các thẻ thanh toán điện tử.

Tiền điện tử cho phép các giao dịch tức thời có thể được thực hiện liền mạch. Tiền điện tử do Chính phủ phát hành được gọi là tiền số pháp định. Tiền điện tử không pháp định được gọi là tiền số. Tiền mã hóa (nổi bật nhất là Bitcoin) là 1 tập con của tiền số.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mô tả: tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.

Trong khi đó, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa, tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng.

Lịch sử

Năm 1983, một bài nghiên cứu của David Chaum đã giới thiệu ý tưởng về tiền điện tử. Năm 1990, ông thành lập DigiCash, một công ty tiền điện tử, ở Amsterdam để thương mại hóa các ý tưởng trong nghiên cứu của mình. Sau đó công ty này tuyên bố phá sản vào 1998.

Cũng trong giai đoạn những năm 90, E-Gold cũng là 1 dự án gây được tiếng vang lớn tại Mỹ, phổ biến tới mức ở thời điểm đó E-Gold xử lý tổng giao dịch có khối lượng lên tới số tiền cả tỷ USD mỗi tháng. Tuy nhiên do hạn chế về mặt bảo mật lỏng lẻo, cho nên E-Gold đã bị hacker tấn công, cũng như bị sử dụng với mục đích xấu cho nên kể từ năm 2000 E-Gold bắt đầu đi xuống và bị khai tử trong năm 2009.

Năm 2008, một lập trình viên sử dụng tên Satoshi Nakamoto đã xuất bản một bài báo mô tả các loại tiền điện tử và năm sau đã ra mắt Bitcoin – loại tiền điện tử mà sau này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Trong giai đoạn 2009 – 2010, đã có thêm gần 100 loại tiền kỹ thuật số khác được ra đời. Và cho tới năm 2020, thế giới có hơn 5400 loại tiền điện tử.

Các hình thức của tiền điện tử

Tiền điện tử có 2 hình thức chính là pháp định và không pháp định

Tiền điện tử pháp định

Tiền điện tử pháp định là dạng số hóa của tiền pháp định mà được chính phủ phát hành, để có thể dễ dàng trao đổi qua Internet. Ví dụ như VND trong ví Momo.

Tiền điện tử không pháp định

Tiền ảo

Tiền ảo là một loại tiền điện tử không được kiểm soát, không được phát hành bởi Chính phủ mà thường được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập. Loại tiền này được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể.

Vào năm 2014, Ngân hàng trung ương Châu Âu đã định nghĩa tiền ảo là “đại diện kỹ thuật số của giá trị không phải do Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn với tiền định danh (tiền tệ fiat), nhưng được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử “.

Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Nó chỉ được lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động hoặc máy tính hoặc thông qua ví điện tử chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua internet thông qua các mạng chuyên dụng, an toàn.

Tiền mã hóa

Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.

Tính năng đặc biệt và được cho là sức hấp dẫn chính của của tiền mã hoá là bản chất phi tập trung. Tiền mã hoá không được ban hành bởi bất kỳ tổ chức hay Ngân hàng trung ương nào, điều này khiến về mặt lý thuyết nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của Chính phủ.

Bitcoin – ra đời năm 2008 là loại tiền mã hóa đầu tiên. Cho đến nay, Bitcoin cũng chính là loại tiền mã hóa phổ biến và có giá trị nhất. Ngày nay, có hàng ngàn loại tiền mã hóa thay thế với các chức năng hoặc thông số kỹ thuật khác nhau.

Cách thức hoạt động

Tiền mã hóa dựa trên nền tảng công nghệ dữ liệu chuỗi khối (blockchain) – một sổ cái công cộng khổng lồ liệt kê tất cả các giao dịch được xác thực bởi một hệ thống máy tính kết nối toàn cầu.

Tiền mã hóa được xây dựng dựa trên những thuật toán phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần có sự kiểm soát của Chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà vẫn đảm bảo tính an toàn và chính xác của giao dịch. Có thể nói, sự ra đời của tiền mã hóa đã đánh dấu bước ngoặc lịch sử về hình thức thanh toán điện tử.

Sử dụng tiền mã hóa

Tiền mã hóa là vô hình và chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định.

Giống như bất kỳ loại tiền tệ tiêu chuẩn nào, tiền mã hóa có thể được sử dụng để mua hàng hóa cũng như thanh toán dịch vụ, mặc dù chúng cũng bị sử dụng hạn chế trong một số cộng đồng trực tuyến nhất định, như các trang web trò chơi, cổng đánh bạc hoặc mạng xã hội.

Tiền mã hóa có tất cả các thuộc tính nội tại như tiền vật lý (tiền giấy, tiền xu) và chúng cho phép các giao dịch tức thời có thể được thực hiện liền mạch để thực hiện thanh toán qua biên giới khi được kết nối với các thiết bị và mạng được hỗ trợ. Tiền mã hóa còn có thể được mua và bán trên các sàn giao dịch mở, được gọi là các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc sàn giao dịch tiền mã hóa. Một sàn giao dịch mở cũng tương tự như một thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, nhiều loại tiền mã hóa hiện tại chưa thấy sử dụng rộng rãi và có thể không dễ dàng sử dụng hoặc trao đổi. Các ngân hàng thường không chấp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho chúng.

Ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hóa

Ưu điểm

  • Phí giao dịch thấp: phí giao dịch của nhiều loại tiền mã hóa hiện nay là không có phí hoặc là mức phí giao dịch rất nhỏ.
  • An toàn hơn cho người sử dụng: Các giao dịch tiền mã hóa được xác minh là an toàn, không thể đảo ngược và không chứa thông tin nhạy cảm của khách hàng. Các doanh nghiệp không cần phải lo ngại về tình trạng gian lận, không cần phải biết quá nhiều thông tin về khách hàng và đặc biệt là không cần phải dựa vào bên thứ 3 để thực hiện giao dịch mua bán như thẻ tín dụng.
  • Thuận tiện trong giao dịch, tự do thanh toán: khi sử dụng tiền mã hóa thì mọi người có thể gửi và nhận tiền ngay lập tức và có thể gửi với số tiền không bị giới hạn.
  • Tính minh bạch cao: sử dụng công nghệ blockchain, vì vậy các thông tin liên quan đến nguồn cung tiền mã hóa đều có sẵn trên chuỗi khối cho bất cứ ai muốn xác minh và sử dụng đều có thể theo dõi.
  • Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử: trong các giao dịch điện tử người ta đang có xu hướng thanh toán trực tuyến và việc sử dụng tiền mã hóa sẽ được coi là tiềm năng để chúng ta có thể phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Nhược điểm

  • Mức độ chấp nhận còn thấp. Một số lý do dẫn đến việc này là:
    1. Nhiều người vẫn còn quen với việc sử dụng đồng tiền của quốc gia họ.
    2. Doanh nghiệp e dè và lo sợ về sự thay đổi giá trị của tiền mã hóa sau khoảng thời gian dài xuất hiện của nó.
    3. Tại một số quốc gia, tiền mã hóa còn ở trạng thái bất hợp pháp
  • Lỗi giao dịch: Vì hệ thống hoạt động của tiền mã hóa là các phương trình số hóa nên không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn chính xác 100%, một vài giao dịch sẽ bị lỗi trong quá trình hoạt động khi hệ thống không ổn định, hoặc do sai sót từ phía con người sẽ dẫn đến những lỗi giao dịch không mong muốn khi sử dụng tiền mã hóa.
  • Thay đổi về giá trị: Những thay đổi về giá trị của tiền mã hóa làm cho nó trở thành một canh bạc – nghĩa là bạn sẽ không biết được nó sẽ thay đổi ra sao và rất khó để dự báo giá trị của tiền mã hóa tăng hay giảm trong tương lai. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho con người khi đang nắm giữ tiền mã hóa.
  • Có thể bị tác động bởi hệ thống an ninh mạng: vì tiền mã hóa chủ yếu hoạt động trên các thiết bị điện tử, do đó người nắm giữ tiền mã hóa có thể bị mất tiền nếu ổ cứng bị lỗi, dữ liệu bị nhiễm virus, các tập tin bị mất,… không có cách nào khôi phục được.
  • Sự an toàn của hệ thống: Có thể trở thành công cụ của hacker, tội phạm rửa tiền bởi các hệ thống giao dịch không được kiểm soát.

Quy định pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa

Hiện tại, tính hợp pháp của tiền mã hóa vẫn còn đang là vấn đề cần cân nhắc và suy xét.

Xét về bản chất, tiền mã hóa tại Việt Nam là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức là ví điện tử (do Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng), thẻ trả trước (do ngân hàng cung ứng) và ví di động.

Quy định tiền mã hóa nhằm phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp dưới dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại điện tử, loại trừ các thể loại tiền số, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý…

Theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 thì tiền số không phải là một loại tài sản và theo quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền số không phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2018, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền số khác làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp và bị cấm tại Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền số tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật dân sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bên cạnh đó, việc sử dụng các giao dịch liên quan đến tiền số nhằm mục đích rửa tiền còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tuy nhiên, quy định không đề cập tới việc mua/bán Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế, cũng như việc sở hữu tài sản Bitcoin của mỗi cá nhân, tổ chức.

296 lượt xem

Tags: , , ,


Gợi ý cho bạn

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh.

Đăng: July 8, 2022
27 năm Unilever đồng hành với sức khỏe người dân

Unilever Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động trong 27 năm qua, thể hiện cam kết đồng hành Chính phủ cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe người dân.

Đăng: August 8, 2022
Việc bổ sung và 6 lợi ích của collagen

Collagen là protein nhiều nhất trong cơ thể và đây là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận cơ thể như gân, dây chằng, da và cơ bắp. Collagen có nhiều chức năng quan trọng như uống collagen đẹp da. Gần đây, bổ sung collagen đã trở nên rất phổ biến.

Đăng: September 20, 2022
Bếp từ dùng nồi gì? Tại sao bếp từ kén nồi hơn các bếp khác?

Bếp từ dùng nồi gì và tại sao bếp từ kén nồi hơn các bếp khác? Bài viết dưới đây của VTV-Hyundai sẽ phân tích vấn đề trên.

Đăng: October 31, 2022

Được quan tâm

Phong cách tiểu thư của ‘bà hoàng Hermes’ Jamie Chua

“Bà hoàng Hermes” Jamie Chua chuộng đầm và mũ quý tộc, kết hợp túi của các thương hiệu lớn.

Đăng: July 27, 2022
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ là gì

Hiện tại đấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề…

Đăng: July 27, 2022
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh.

Đăng: July 8, 2022
Sử dụng mật ong đúng cách

Mật ong có rất tốt đối với sức khoẻ, đặc biệt cho người bị bệnh về tiêu hóa, mắc bệnh dạ dày. vậy sử dụng mật ong như thế nào là đúng cách?

Đăng: July 7, 2022